Sùi mào gà ở miệng là như thế nào? Hình ảnh phân biệt với bệnh nhiệt miệng

September 30, 2019
Sùi mào gà

Sùi mào gà ở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên chủ yếu do virus HPV tấn công trực tiếp qua con đường quan hệ tình dục bằng miệng. Vậy sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu biểu hiện như thế nào, cách chữa sùi mào gà ở miệng hiệu quả tốt nhất bằng cách gì thì hãy theo dõi trong bài viết dưới đây.

Bệnh sùi mào gà ở miệng là như thế nào?

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm do virus HPV gây nên lây nhiễm qua nhiều con đường, chủ yếu lây qua đường tình dục không an toàn. Bệnh sùi mào gà ở miệng là một trong các trường hợp của bệnh sùi mào gà gây cảm giác tự ti, khổ sở cho người bệnh.

Sùi mào gà hay mụn cóc sinh dục là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất. HPV lây nhiễm qua tiếp xúc da. Hầu hết những nốt sần sẽ phát triển ở cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, nếu bạn quan hệ tình dục bằng miệng, virus vẫn có thể xâm nhập vào khoang miệng hoặc cổ họng. Tình trạng này gọi là sùi mào gà ở miệng.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở miệng, một trong các nguyên nhân chính do virus HPV lây nhiễm trực tiếp khi quan hệ tình dục bằng miệng từ người bị sùi mào gà. Ngoài ra sùi mào gà ở miệng còn có thể bị lây nhiễm qua các con đường dưới đây:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng

Ngày nay, rất nhiều bằng chứng cho thấy việc quan hệ tình dục bằng miệng có thể là rủi ro lớn nhất cho vấn đề sùi mào gà ở miệng. Bệnh lý này có xu hướng xảy ra ở cánh mày râu, đặc biệt với những người có thói quen hút thuốc.

  • Nhiều bạn tình

Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình cũng là yếu tố gây tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng. Theo các chuyên gia từ Phòng khám Cleveland, nếu có hơn 20 bạn tình trong đời, khả năng nhiễm HPV của bạn có thể tăng thêm 20%.

  • Dùng chung đồ với người bệnh

Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt… mà chứa các dịch nhầy, máu, mủ của người bệnh có chứa HPV thì cũng có khả năng nhiễm bệnh sùi mào gà.

  • Hút thuốc lá

Hút thuốc lá có nhiều nguy cơ giúp thúc đẩy cuộc xâm lược của virus HPV. Hít khói thuốc lá cũng khiến vết thương trong miệng dễ bị loét ra, từ đó tạo thành tiền đề cho ung thư vòm họng phát triển.

  • Dùng thức uống chứa cồn

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hấp thụ một lượng lớn thức uống chứa cồn như bia, rượu… sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV qua đường miệng ở nam giới. Nếu bạn có cả hai thói quen hút thuốc và uống rượu, tỷ lệ mắc bệnh của bạn sẽ tăng cao gấp nhiều lần so với người không có thói quen này.

  • Hôn

Một giả thiết được đặt ra rằng virus HPV có thể lây qua đường miệng bằng cách hôn. Tuy nhiên, giả thiết này cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác định độ chính xác cũng như tin cậy.

  • Giới tính

Nguy cơ bệnh sùi mào gà ở miệng phát sinh ở nam giới cao hơn nữ. Ngoài ra, tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư vòm họng. Vấn đề này thường xảy ra ở người cao tuổi do bệnh cần nhiều năm để phát triển.

Xem thêm: Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Có cách nào phòng bệnh không?

Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở miệng

bệnh sùi mào gà ở miệng gần giống với bệnh nhiệt miệng khiến nhiều người lầm tưởng và tự điều trị sai cách. Sau thời gian ủ bệnh từ 1-9 tháng bệnh sùi mào gà ở miệng sẽ có những triệu chứng ở dưới đây:

- Xuất hiện các nốt chấm đỏ li ti như hạt gạo ở vùng miệng như môi, lưỡi, bên trong má.

- Ở những trường hợp bệnh nặng, các mụn mọc đơn lẻ sẽ lan rộng thành từng mảng và nhô lên trông như mào gà.

- Các mảng màu đỏ hoặc trắng xuất hiện loang lổ quanh khoang miệng.

- Lưỡi có cảm giác bị tê rát và đau khi nuốt thức ăn

- Hàm bị sưng và nổi hạch bạch huyết.

- Các mụn mọc lên thường có bề mặt ẩm ướt, khi ấn vào có thể chảy mủ và không gây đau đớn hay hay ngứa ngáy.

Sùi mào gà ở miệng hiếm khi xuất hiện một mình, nó thường đi song song với các mụn sùi quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Điều này là do quan hệ tình dục bằng miệng thường gắn liền với quan hệ tình dục qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Mọi người nên chú ý để kịp thời phát hiện và điều trị sớm.

Xem thêm: Triệu chứng, dấu hiệu sùi mào gà để nhận biết sớm điều trị sớm

Hình ảnh sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu

Sùi mào gà ở miệng, lưỡi
Sùi mào gà ở miệng

Sùi mào gà ở miệng có ngứa không?

Bệnh sùi mào gà ở miệng có ngứa không là thắc mắc của nhiều người mắc bệnh. Các chuyên gia, bác sĩ da liễu cho biết: thông thường, sùi mào gà không gây ngứa, tuy nhiên, ở một số vị trí nhạy cảm dễ bị viêm nhiễm như môi lớn, môi bé âm hộ…có thể bị ngứa.

Khi có hiện tượng này, người bệnh thường có thói quen gãi dẫn đến những hậu quả như:

+ Khiến tình trạng bệnh trầm trọng thêm, gây lỡ loét và viêm nhiễm ở những vùng da bị tổn thương.

+ Tạo điều kiện cho virus mở rộng phạm vi gây bệnh, ảnh hưởng đến các vùng lân cận.

+ Có thể lây cho người khác nếu đối phương vô tình chạm vào các vết thương hở đó.

+ Mức độ tổn thương nghiêm trọng gây khó khăn cho việc chữa trị.

Như vậy có thể thấy, sùi mào gà có thể gây ngứa nhưng ở giai đoạn bệnh nặng, tuy nhiên một số trường hợp ở giai đoạn nhẹ vẫn có triệu chứng ngứa rát. Nhưng dù là gì thì nếu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh nên đến thăm khám để được chẩn đoán chính xác ngay từ đầu.

Xem thêm: Các cách xét nghiệm sùi mào gà cho kết quả chính xác (Địa chỉ uy tín)

Sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không?

Bệnh sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không, không chữa có tự hết bệnh không? Các chuyên gia, bác sĩ da liễu hàng đầu chia sẻ sùi mào gà có thể tự khỏi nếu như cơ thể của người bệnh có sức đề kháng tốt giúp loại trừ mầm bệnh ra khỏi cơ thể.

Bệnh sùi mào gà nếu người bệnh không cảm thấy khó chịu thì có thể không cần điều trị. Tuy nhiên vì sùi mào gà mọc ở miệng gây cảm giác xấu hổ, tự ti cho người bệnh, nếu để lâu không chữa các nốt sùi sẽ lây lan rộng ra vùng xung quanh miệng và nhiều bộ phận khác.

Nếu người bệnh cảm thấy ngứa, rát hoặc không tự tin thì nên đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để căn bệnh này và càng không thể tự khỏi nếu không điều trị.

Do virus HPV có sức sống rất lâu, khó có thể tiêu diệt được chúng nên chỉ ngăn chặn lại sự phát triển cũng như khả năng gây bệnh. Thậm chí việc dùng thuốc đặc trị cũng không thể tiêu diệt tận gốc loại virus cứng đầu này. Vì thế người mắc bệnh nên sớm đi điều trị trước khi bệnh lây lan và biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Địa chỉ chữa sùi mào gà uy tín tốt nhất Hà Nội (Xét nghiệm nhanh chóng, chính xác)

Chữa sùi mào gà ở miệng bằng cách nào tốt nhất?

Sùi mào gà ở miệng nếu chữa trị không đúng cách sẽ làm cho bệnh thêm nặng và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Người mắc bệnh không nên do dự, chần chừ mà cần phải đi chữa trị càng sớm càng tốt, để nhanh khỏi, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị.

Tùy vào tình trang, mức độ phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp theo các cách dưới đây:

Điều trị bằng thuốc

Thông thường, ở những trường hợp sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc uống kết hợp với thuốc bôi giúp làm lành các vết loét trong miệng. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Thuốc Trichloactic acid: sử dụng mỗi ngày một lần lên vùng da bị sùi mào gà cho đến khi các nốt sùi chuyển sang màu trắng và tự động bong ra.
  • Thuốc Podophylline nồng độ 20 – 25%: có tác dụng làm hoại tử và loại bỏ dần các nốt sùi mào gà.
  • Thuốc Imiquimod: Đây là thuốc phản ứng miễn dịch, thường được chỉ định bôi 3 lần/tuần, dùng liên tục trong 16 tuần.

Trong quá trình thực hiện chữa sùi mào gà ở miệng bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng và thuốc điều trị gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên hoạt động quan hệ tình dục, tránh lây lan cho người khác.

Phương pháp điều trị khác

Những trường hợp bệnh sùi mào gà đã chuyển biến sang giai đoạn nặng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho người bệnh điều trị bằng phương pháp ngoại khoa giúp loại bỏ các nồi sùi nhanh chóng:

  • Phương pháp đốt điện, áp lạnh, laser: giúp làm giảm các triệu chứng sùi mào gà, tuy nhiên phương pháp này không có khả năng điều trị bệnh dứt điểm.
  • Liệu pháp quang động IRA: Phương pháp mới này sử dụng ứng dụng chuyển hóa quang năng cục bộ, thông qua nguồn ánh sáng chiếu xạ, nhanh chóng phát ra phản ứng quang động, đồng thời giải phóng ra một số lượng lớn oxygen tác động trực tiếp vào tổ chức bệnh nhằm ức chế và tiêu diệt sự phát triển của virus sùi mào gà, bệnh sẽ được điều trị dứt điểm không tái phát, không để lại biến chứng cho người bệnh.

Chắc hẳn những thông tin chia sẻ về bệnh sùi mào gà ở miệng đã giúp mọi người có thêm những kiến thức tham khảo hữu ích và cần thiết. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn hãy gọi ngay tới số điện thoại 0243 9656 999 để được tư vấn miễn phí.

Bác sĩ Lê Văn Minh

Trình độ chuyên môn: bác sỹ chuyên khoa I Nam học – Ngoại tiết niệu

- Tốt Nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1978.

- Có hơn 30 năm công tác trong quân đội.

- Trong suốt quá trình công tác, bác sỹ Lê Văn Minh đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý nam khoa, ngoại tiết niệu, hậu môn – trực tràng cho hàng triệu bệnh nhân.

- Năm 2010 đến nay: Bác sỹ Lê Văn Minh đã về công tác cho nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân trên địa bàn Hà Nội.

Sở Trường chuyên môn:

- Tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: Viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn,...

- Tư vấn và điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng: trĩ, áp xe hậu môn, polyp hậu môn, rò hậu môn,...

- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương,...

- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia,...

- Thực hiện các thủ thuật nam khoa – ngoại khoa.

Related Posts

Đăng ký nhận tin mới

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form