Đốt sùi mào gà có khỏi không? Cách chữa sùi mào gà không cần đốt

October 9, 2019
Sùi mào gà

Đốt sùi mào gà là phương pháp truyền thống thường áp dụng cho các bệnh nhân ở trường hợp nặng. Vậy đốt sùi mào gà là gì, phương pháp đốt sùi mà gà có khỏi không, đốt sùi mào gà có đau không? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đốt sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà là một trong các bệnh xã hội nguy hiểm do virus HPV gây nên lây truyền chủ yếu qua đường tình dục với tốc độ nhanh chóng. Sau thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng, bệnh khởi phát xuất hiện các nốt sùi nhỏ, mọc thành cụm giống như mào gà hoặc súp lơ nhỏ dễ vỡ ra gây viêm loét, lây nhiễm cho vùng da khác.

Sùi mào gà có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như dùng thuốc điều trị tại chỗ, đốt nốt sùi, phẫu thuật hoặc chăm sóc tại nhà bằng các biện pháp dân gian. Trong đó đốt sùi mào gà là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi cách thực hiện nhanh chóng lại đơn giản.

Khi đốt sùi mào gà, bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện cao tần chiếu trực tiếp vào vùng da có sùi mào gà để loại bỏ chúng khỏi cơ thể.

Sau khi điều trị, có thể bạn sẽ bị sưng hoặc đau ở vùng da vừa được đốt sùi mào gà trong khoảng 5-7 ngày. Phương pháp này có khả năng tiêu diệt các nốt sùi mào gà “cứng đầu” trong khoảng thời gian ngắn từ 20-30 phút.

Nhược điểm lớn nhất của phương pháp đốt sùi mào gà là khả năng bệnh tái phát khá cao nên bệnh nhân phải tốn nhiều chi phí để điều trị nhiều lần.

Xem thêm: [Giải đáp] Bệnh sùi mào gà đốt có hết không, có tái phát không?

Các phương pháp đốt sùi mào gà

Có nhiều phương pháp đốt sùi mào gà, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Dưới đây là các cách đốt sùi mào gà phổ biến:

Phương pháp đốt điện

Nguyên lý hoạt động: Dùng hai đầu điện cực tạo ra một lượng nhiệt lớn tập trung vào đầu đốt nhỏ, cho lượng nhiệt này tiếp xúc với mụn sùi để loại bỏ chúng.

Ưu điểm:

  • Cắt nốt sùi một cách nhanh chóng
  • Nếu đầu đốt tích hợp công nghệ cầm máu thì sẽ ít chảy máu.

Nhược điểm:

  • Gây đau đớn cho người bệnh và có nguy cơ bị điện giật
  • Dễ gây ra tai biến ở những người mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh yếu,…

Đốt sùi mào gà bằng laser

Là phương pháp được các chuyên gia khuyên dùng nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng tia laser để xác định vị trí nốt sùi và phá hủy tận gốc.

Đặc biệt, phương pháp này vô cùng phù hợp để phá hủy các nốt sùi mào gà ở những vị trí không dùng thuốc chấm được như sâu bên trong hậu môn, cổ tử cung. Quá trình đốt sùi mào gà phải được thực hiện trong nhiều tuần, nhiều tháng thì mới có thể loại bỏ hoàn toàn. Mỗi lần đốt phải có thời gian nhất định để các vết cháy trên da có thời gian lành lại.

Ưu điểm:

  • Đầu đốt không tiếp xúc lâu vào mụn sùi nên ít gây đau đớn
  • Hạn chế nguy cơ tai biến do điện giật

Nhược điểm:

  • Trong quá trình điều trị, người bệnh dễ gây bỏng do tia laser
  • Thời gian giữa 2 lần đốt cách xa nhau, người bệnh phải chờ vết cháy ở trên da lành lại rồi mới tiếp tục liệu trình
  • Khả năng tái phát cao

Phương pháp đốt bằng hơi ni tơ lạnh

Nguyên lý hoạt động: Sử dụng một đầu có chứa ni tơ lạnh, áp xuất cao tiếp xúc với bề mặt mụn sùi trong vài giây. Lúc này bề mặt nốt sùi sẽ bị đông lạnh, thực hiện dùng vật sắc để cạo đi phần mảng sùi.

Ưu điểm:

  • Quy trình thực hiện nhanh chóng và gọn gàng
  • Ít gây đau đớn cho người bệnh.

Nhược điểm:

  • Chi phí điều trị cao
  • Yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm
  • Có rất ít cơ sở y tế thực hiện điều trị bằng phương pháp này
  • Sau khi điều trị, mụn sùi vẫn có khả năng tái phát

Đốt lạnh

Đốt lạnh là phương pháp dùng nito lỏng hoặc cacbondioxit làm đóng băng và phá hủy các tế bào da bị tổn thương do virus HPV gây ra. Sau 7 – 10 ngày điều trị, lớp vảy sùi mào gà sẽ bong tróc và rơi ra ngoài. Phương pháp này đem lại hiệu quả điều trị cao nhưng thường gây nhiều đau đớn, dễ chảy máu ở vùng da bị đốt.

Xem thêm: Sùi mào gà ở vùng kín nữ: Dấu hiệu, hình ảnh và cách chữa hiệu quả

Đốt sùi mào gà có khỏi không?

Đốt sùi mào gà có khỏi không, có tái phát không? Các chuyên gia bệnh xã hội cho biết: Hiện nay, đốt sùi mào gà chỉ là phương pháp điều trị sùi mào gà tạm thời vì các virus gây bệnh vẫn có thể còn ẩn dưới da mà không thể tiêu diệt hoàn toàn được.

Các phương pháp đốt sùi mào gà chỉ là giải pháp tạm thời làm rụng đi các mụn cóc, hàn gắn vết thương chứ không thể loại bỏ hoàn toàn mầm mống gây bệnh được, đốt sùi mào gà vẫn mọc lại được, bệnh vẫn có thể tái phát.

Đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi?

Không ít người bệnh thắc mắc đốt sùi mào gà bao lâu thì khỏi, sau khi đốt bao lâu thì lành? Theo các chuyên gia, bác sĩ da liễu, thời gian khỏi bệnh của phương pháp đốt sùi mào gà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp đốt, sức khoẻ người bệnh,…

Thông thường, khoảng 3 – 4 tuần sau khi tiến hành điều trị đốt sùi mào gà thì bệnh nhân sẽ bình phục, các vết thương đã lành hẳn. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bệnh có diễn biến phức tạp hoặc cơ địa lâu lành thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể đẩy nhanh tốc độ lành bệnh bằng cách tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc vết thương và chế độ ăn uống sau khi điều trị. Đồng thời, sau khi đốt bác sĩ sẽ tiếp tục kê đơn điều trị bằng các loại thuốc đặc trị, giúp làm lành vết thương và đẩy nhanh thời gian hồi phục.

Vì vậy, thời gian hồi phục sau khi đốt sùi mào gà còn phụ thuộc vào yếu tố như sức khỏe, sức đề kháng của người bệnh, mức độ diễn biến của bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này không có tác dụng điều trị bệnh dứt điểm, người bệnh phải thực hiện đốt nhiều lần trong thời gian chữa trị và không mang lại hiệu quả tối ưu.

Xem thêm: Đốt sùi mào gà có đau không? Phương pháp chữa không đau nhanh khỏi

Cách chữa sùi mào gà không cần đốt an toàn, hiệu quả

Đốt sùi mào gà là phương pháp truyền thống được nhiều bệnh nhân áp dụng chữa trị, tuy nhiên phương pháp này còn nhiều hạn chế và có thể tái phát bệnh. Vậy có cách nào chữa sùi mào gà không cần đốt an toàn và hiệu quả?

Chữa sùi mào gà bằng liệu pháp quang động IRA hiện đại

Phương pháp này là sử dụng ứng dụng chuyển hóa quang năng cục bộ, thông qua nguồn ánh sáng chiếu xạ, nhanh chóng phát ra phản ứng quang động, đồng thời giải phóng ra một lượng lớn oxygen tác động trực tiếp vào trong tổ chức bệnh, nhằm ức chế và tiêu diệt sự phát triển của virus sùi mào gà.

Ưu điểm của liệu pháp quang động IRA trong điều trị sùi mào gà là: Không đau, không gây chảy máu, an toàn đối với người bệnh, không ảnh hưởng đến các vùng lân cận, không gây biến chứng và các tác dụng phụ, thời gian điều trị nhanh, hạn chế bệnh tái phát.

Sau khi điều trị sùi mào gà bằng liệu pháp quang động IRA người bệnh còn được sử dụng kết hợp với thuốc đông y có tác dụng thanh nhiệt, giải trừ độc tố, mát gan, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sau khi điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Chữa sùi mào gà bằng phương pháp dân gian

Các bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh tìm hiểu áp dụng bởi các cách này có nguyên liệu dễ kiếm, an toàn, dễ thực hiện tại nhà.

1. Điều trị sùi mào gà bằng tỏi

Sử dụng tỏi để điều trị sùi mào gà là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người tin tưởng và áp dụng. Trong tỏi có có chứa lượng lớn tinh chất allicin, đây là một loại kháng sinh mạnh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh HPV. Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng ngăn chặn việc xuất hiện tổn thương trên da do bệnh gây ra.

– Cách thực hiện:

  • Bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn sử dụng hàng ngày hoặc là ăn sống.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng nước cốt tỏi để bôi vào nốt sùi mào gà mỗi ngày cũng có tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều sẽ gây bỏng rát da.

2. Điều trị sùi mào gà bằng tía tô

Tía tô là loại dược liệu có chứa rất nhiều tinh chất có khả năng kháng khuẩn, kháng virus rất tốt. Đối với bệnh sùi mào gà, lá tía tô có tác dụng hạn chế sự phát triển của tác nhân gây ra bệnh là vi khuẩn HPV. Vì vậy, đây là loại dược liệu được rất nhiều người sử dụng để điều trị bệnh sùi mào gà.

– Cách thực hiện:

  • Lá tía tô đêm rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn rồi vớt ra để ráo.
  • Giã nát lá tía tô đắp lên vùng da bị sùi mào gà, dùng bằng gạc y tế cố định lại đến khi khô thì tháo ra.
  • Vệ sinh sạch sẽ lại bằng nước sạch, thực hiện mỗi ngày một lần.
  • Kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tuần bệnh sẽ có dấu hiệu chuyển biến tốt.
  • Bạn cũng có thể bổ sung tía tô vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

3. Chữa sùi mào gà bằng nha đam

Nha đam hay còn được gọi là cây lô hội, trong nha đam chứa hàm lượng lớn axit gamma linolenic, đây là chất có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và kích thích quá trình tái tạo da mới rất hiệu quả. Sử dụng nha đam để điều trị sùi mào gà là một trong những phương pháp dân gian được rất nhiều người biết đến.

– Cách thực hiện:

  • Lấy một lá nha đam cắt bỏ vỏ bên ngoài.
  • Sử dụng nha đam để chà xát lên nốt sùi mào gà và dùng bằng gạc cố định.
  • Ở mỗi nốt sùi người bệnh nên dùng một miếng nha đam mỏng, tránh nguy cơ lây lan qua vùng da lành.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nha đam để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ rất tốt cho quá trình điều trị bệnh.

4. Điều trị sùi mào gà bằng lá trầu không

Lá trầu không có tác dụng chống viêm nhiễm và khả năng kháng khuẩn rất tốt, y học thường sử dụng lá trầu để điều chế thành các chất khử trùng và khử mùi. Vì vậy, lá trầu không cũng là một trong những loại dược liệu có tác dụng điều trị sùi mào gà rất tốt.

– Cách thực hiện:

  • Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
  • Cho lá trầu vào mảnh vải mỏng và giã nát, sử dụng để bôi lên vùng da bị tổn thương.
  • Thực hiện từ 4 – 5 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Kiên trì áp dụng khoảng một tuần sẽ mang lại hiệu quả.

Xem thêm: Chi phí đốt sùi mào gà bao nhiêu tiền? Phương pháp chữa hiệu quả nhất?

5. Chữa sùi mào gà bằng giấm táo

Chuyên gia cho biết, hàm lượng axit tự nhiên cao trong giấm táo có tác dụng rất tốt trong việc bào mòn và làm rụng các nốt sùi mào gà, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Sử dụng giấm táo để điều trị sùi mào gà là phương pháp được rất nhiều người tin tưởng và áp dụng.

– Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da có các nốt sùi mào gà.
  • Sử dụng bông thấm vào giấm táo để bôi lên các nốt sùi.
  • Kiên trì thực hiện vào mỗi buổi sáng và buổi tối để mang lại hiệu quả tốt.
  • Tinh chất của giấm táo sẽ bào mòn và làm rụng dần các nốt sùi.

6. Chữa sùi mào gà bằng vỏ chuối

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong vỏ chuối chứa rất nhiều tinh chất có khả năng kháng khuẩn và tiêu viêm hiệu quả, thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt, sùi mào gà tại nhà.

– Cách thực hiện:

  • Chà xát vỏ chuối lên vùng da bị sùi mào gà, sau đó để yên trong 5 – 10 phút.
  • Bạn có thể sử dụng bằng gạc để cố định vỏ chuối tại vùng da tổn thương, để qua đêm giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Kiên trì áp dụng phương pháp này khoảng 3 – 4 lần/tuần để có thể mang lại hiệu quả.

Mách bạn địa chỉ đốt sùi mào gà ở đâu uy tín

Sau đây là danh sách các phòng khám, bệnh viện uy tín, chất lượng khám và chữa trị sùi mào gà hiệu quả tại Hà Nội:

– Bệnh viện Da liễu Trung ương

  • Địa chỉ: 15A Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Thời gian làm việc: T2 – Chủ Nhật: sáng từ 6h15-12h00, chiều từ 13h30-16h30,

– Bệnh viện da liễu Hà Nội

  • Địa chỉ: 79B Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: T2 – Chủ Nhật: sáng: 6h30 – 11h30, Chiều: 13h30 – 17h30; Thứ bảy, Chủ nhật, ngày lễ (không khám Bảo hiểm Y tế): sáng: 7h30 – 11h30, chiều: 13h30 – 17h30

– Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 79B Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội.
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 7: từ 6h30 – 12h00 và 13h30 – 18h00

– Bệnh viện đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Sáu: 7 giờ 30 – 17 giờ, Thứ Bảy: 7 giờ 30 – 12 giờ

– Phòng khám đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng

  • Địa chỉ: 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – Chủ Nhật: 8h – 20h (kể cả ngày lễ)

Chi phí đốt sùi mào gà có đắt không?

Không thể nói chính xác chi phí đốt sùi mào gà là bao nhiêu bởi điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố dưới đây:

- Tình trạng bệnh: Tùy vào mức độ bệnh, số lượng nốt sùi mào gà mà mỗi bệnh nhân sẽ có những mức phí điều trị khác nhau. Nếu nốt sùi ít thì chi phí chí nằm trong khoảng vài trăm còn nếu càng nhiều nốt sùi thì chi phí càng cao. Thời gian điều trị theo đó cũng phải kéo dài và mức phí tổng cho cả liệu trình thường rất lớn.

- Phương pháp điều trị: Nếu điều trị bằng đốt điện thì chi phí thấp, còn nếu đốt lạnh đốt laser thì chi phí cao bù lại hiệu quả nhanh, các nốt sùi nhanh biến mất.

- Địa chỉ khám chữa bệnh: Các bệnh viện lớn có mức phí điều trị phù hợp, vừa túi tiền trong khi đó những cơ sở y tế tư nhân máy móc chất lượng cao, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao giá khám chữa bệnh sẽ cao hơn. Tuy nhiên, cũng cần đề phòng trường hợp thăm khám phải những cơ sở “rởm”, thu phí cắt cổ.

Nội dung trng bài viết đã giải đáp về vấn đề đốt sùi mào gà từ các chuyên gia da liễu hàng đầu, hy vọng đã giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức tham khảo hữu ích. Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh sùi mào gà hay các bệnh xã hội khác bạn hãy gọi ngay holine 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

Bác sĩ Lê Văn Minh

Trình độ chuyên môn: bác sỹ chuyên khoa I Nam học – Ngoại tiết niệu

- Tốt Nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1978.

- Có hơn 30 năm công tác trong quân đội.

- Trong suốt quá trình công tác, bác sỹ Lê Văn Minh đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý nam khoa, ngoại tiết niệu, hậu môn – trực tràng cho hàng triệu bệnh nhân.

- Năm 2010 đến nay: Bác sỹ Lê Văn Minh đã về công tác cho nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân trên địa bàn Hà Nội.

Sở Trường chuyên môn:

- Tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: Viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn,...

- Tư vấn và điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng: trĩ, áp xe hậu môn, polyp hậu môn, rò hậu môn,...

- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương,...

- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia,...

- Thực hiện các thủ thuật nam khoa – ngoại khoa.

Related Posts

Đăng ký nhận tin mới

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form