Bệnh sùi mào gà có chữa được không? Cách chữa tốt nhất (Chuyên gia giải đáp)

October 7, 2019
Sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà có chữa được không? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc muốn biết bởi đây là một trong các bệnh xã hội nguy hiểm dễ lây nhiễm, khó điều trị và dễ tái phát.

Tìm hiểu bệnh sùi mào gà là gì?

Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm do virus HPV gây nên, lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá lâu từ 2-9 tháng, sau khi khởi phát bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng dưới đây:

  • Ban đầu, da hoặc niêm mạc sẽ xuất hiện các vết sùi nhỏ, có màu hồng tươi, đường kính khoảng 1 – 2mm, bề mặt nhô lên rõ so với các vùng xung quanh.
  • Các nốt mụn nước ngày càng mọc nhiều thành đám.
  • Mụn nước sần sùi, mềm, nhô cao tựa như bông cải súp lơ.
  • Mụn nước có thể gây ngứa không nhiều, dễ vỡ, chảy máu.
  • Chạm vào các vết sùi này có thể gây chảy máu, mủ hoặc dịch.
  • Tình trạng chảy máu khi quan hệ tình dục.

Bệnh sùi mào gà do các nguyên nhân dưới đây gây nên:

- Lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà. Việc quan hệ không chỉ đơn giản là quan hệ qua âm đạo mà kể cả hình thức tình dục qua đường miệng, quan hệ qua hậu môn cũng lây nhiễm bệnh. Vì vậy khi một người dùng miệng mình để kích thích cơ quan sinh dục của người bệnh hoặc ngược lại cũng đề có nguy cơ lây nhiễm như nhau.

- Mẹ lây sang cho con: Việc một người phụ nữ bị mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai là điều vô cùng nguy hiểm. Vì khi thai nhi đi qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ, chúng sẽ tiếp xúc với virus này qua các tổn thương sùi dẫn đến con khi sinh ra có thể bị sùi mào gà.

- Lây qua vết thương hở: Virus HPV có thể xuất hiện tại những nơi có vết thương hở. Khi tiếp xúc với những vết thương tại nơi chứa virus gây bệnh sùi mào gà, rồi lại vô tình chạm vào vết thương hoặc những vùng da nhạy cảm trên cơ thể mình, thì có nguy cơ rất cao bị nhiễm sùi mào gà.

Ngoài ra bệnh sùi mào gà còn có thể lây qua đường ăn uống, tuy khả năng này không cao nhưng nó vẫn có khả năng xảy ra.Vì vậy việc phòng bệnh cho mình khi sinh hoạt chung là điều cần thiết, đặc biệt là ở những nơi đông người, nơi mà có những người lạ, người mới gặp lần đầu.

Xem thêm: Nguyên nhân sùi mào gà? Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Bệnh sùi mào gà có chữa được không?

Bệnh sùi mào gà có chữa khỏi hẳn được không, có cách nào chữa khỏi bệnh triệt để không tái phát không? Theo các chuyên gia, bác sĩ da liễu cho biết sùi mào gà có thể điều trị khỏi hẳn nếu người bệnh phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách.

Đối với trường hợp bệnh chỉ mới khởi phát, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn, bệnh nhanh khỏi hơn và tỷ lệ tái phát bệnh sẽ thấp. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh đã hình thành lâu, quá trình điều trị sẽ diễn ra lâu hơn và khó khăn hơn.

Bệnh sùi mào gà có chữa hỏi hẳn được hay không còn tùy thuộc vào các yếu tố dưới đây:

  • Tình trạng phát triển của bệnh: Nếu bệnh được phát hiện và có hướng điều trị sớm, khi bệnh ở giai đoạn đầu, mật độ các nốt sùi chưa nhiều thì khả năng bệnh sùi mào gà có chữa khỏi không là tương đối cao. Ngược lại, khi bệnh đã tiến triển nặng thì việc điều trị cũng như xóa hết các nốt u sùi khá là khó, chưa kể đến khó có thể tiêu diệt hết virus HPV ẩn nấp trong cơ thể.
  • Phương pháp điều trị bệnh: Phương pháp cũng như phác đồ điều trị được áp dụng cũng ảnh hưởng rất nhiều đế việc chữa khỏi được hay không. Với những biến chứng nguy hiểm mà bệnh sùi mào gà có thể gây ra, những cách chữa đơn giản chưa chắc đã đem đến hiệu quả điều trị như mong muốn. Lúc này bạn cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị sùi mào gà với nhau để loại bỏ các u sùi và ức chế virus gây bệnh một cách tuyệt đối.
  • Thể trạng của người bệnh: Nếu như bệnh nhân có sức khỏe và sức đề kháng tốt thì cơ hội khỏi bệnh cao hơn những bệnh nhân có cơ địa kém.
  • Dựa vào người bệnh: Nếu trong và sau khi chữa trị bệnh sùi mào gà thành công mà bệnh nhân biết cách chăm sóc, giữ gìn có biện pháp phòng tránh thì có thể bạn sẽ hạn chế được khả năng tái phát của bệnh.

Xem thêm: Mắc bệnh sùi mào gà có ngứa không? Nên làm gì khi bị bệnh?

Cách điều trị bệnh sùi mào gà hiệu quả

Bệnh sùi mào gà có chữa khỏi dứt điểm được không? Bệnh sùi mào gà không khó khăn ttrong việc điều trị nếu người bệnh đi khám và điều trị sớm. Dưới đây là các cách chữa sùi mào gà hiệu quả nhất hiện nay.

Chữa sùi mào gà bằng thuốc

Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà bạn có thể thoa trực tiếp lên da như:

  • Imiquimod (Aldara, Zyclara): Thuốc này tăng cường khả năng của hệ miễn dịch để chống lại sùi mào gà. Bạn lưu ý không quan hệ tình dục khi kem vẫn còn trên da vì có thể giảm chất lượng bao cao su và màng nhầy, gây kích ứng da của bạn tình. Một tác dụng phụ của thuốc là đỏ da. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm mụn nước, đau nhức cơ thể hoặc đau, ho, phát ban và mệt mỏi.
  • Podophyllin và podofilox (Condylox): Podophyllin là một loại nhựa thực vật phá hủy mô sùi mào gà. Bạn chỉ dùng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ. Podofilox chứa cùng một hợp chất hoạt tính với podophyllin, nhưng có thể sử dụng một cách an toàn ở nhà. Bác sĩ có thể quản lý lần đầu thoa thuốc podofilox và đề xuất các bước phòng ngừa để ngăn chặn thuốc kích ứng da xung quanh. Không bao giờ dùng podofilox cho khu vực bên trong bộ phận sinh dục. Ngoài ra, thuốc này không được khuyến cáo sử dụng trong khi mang thai. Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
  • Axit tricloaxetic (TCA): Loại hóa chất này đốt cháy sùi mào gà, được sử dụng cho mụn rộp bên trong bộ phận sinh dục. Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
  • Sinecatechin (Veregen): Loại kem này được sử dụng để điều trị sùi mào gà ở ngoài, trong hoặc xung quanh vùng hậu môn. Tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ và có thể bao gồm đỏ da, ngứa hoặc rát và đau.

Chữa sùi mào gà bằng phương pháp ngoại khoa

Đối với các sùi mào gà lớn, không phản ứng với thuốc và có thể ảnh hưởng đến thai nhi khi bạn mang thai, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ chúng. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy): Liệu pháp này gây ra một vết rộp xung quanh các mụn rộp sinh dục. Khi làn da lành lại, các tổn thương sẽ bong ra và da mới sẽ thay thế chỗ tổn thương. Bạn có thể cần điều trị bằng liệu pháp áp lạnh với nitơ nhiều lần. Các tác dụng phụ chính bao gồm đau và sưng.
  • Dao mổ điện: Thủ thuật này đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện. Bạn có thể bị đau và sưng sau thủ thuật.
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Bác sĩ sẽ cắt đứt hoàn toàn sùi mào gà. Bạn sẽ cần gây tê tại chỗ hoặc toàn thân cho điều trị này. Sau phẫu thuật, bạn có thể bị đau.
  • Điều trị bằng laser: Bác sĩ sử dụng một chùm ánh sáng cường độ cao để điều trị sùi mào gà. Phương pháp này thường tốn kém, nên chỉ được điều trị cho sùi mào da trên diện rộng và khó điều trị. Các tác dụng phụ có thể bao gồm sẹo và đau.
  • Liệu pháp quang động IRA: Phương pháp này là sử dụng ứng dụng chuyển hóa quang năng, thông qua nguồn ánh sáng chiếu xạ, nhanh chóng phát ra phản ứng quang động, đồng thời giải phóng ra một lượng lớn oxygen tác động trực tiếp vào trong tổ chức bệnh, nhằm ức chế và tiêu diệt sự phát triển của virus sùi mào gà. Ưu điểm của phương pháp điều trị này là: Không đau, không gây chảy máu, an toàn đối với người bệnh, không ảnh hưởng đến các vùng lân cận, không gây biến chứng và các tác dụng phụ, thời gian điều trị nhanh, ngăn ngừa được nguy cơ tái phát.

Xem thêm: Các nốt sùi mào gà mọc ở đâu? Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh các phương pháp điều trị như phẫu thuật, đốt bỏ bằng tia laser, bôi thuốc,… người bệnh cũng có thể điều trị tại nhà. Trong trường hợp mụn cóc sinh dục sùi mào gà không gây đau ngứa và lành tính, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh chăm sóc tại nhà bằng một số biện pháp sau:

  • Vệ sinh vùng kín, vùng da bị tổn thương hàng ngày;
  • Thay quần áo hàng ngày;
  • Chọn mặc quần áo có chất liệu thoáng, dễ chịu, hút ẩm;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày để cơ thể bài trừ độc tố, kích thích loại bỏ các tế bào chết;
  • Ăn uống đầy đủ chất giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh;
  • Bôi thuốc đúng liều, đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cách phòng ngừa sùi mào gà hiệu quả nhất

Phòng ngừa bệnh sùi mào gà là điều mọi người nên làm để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh. Để ngăn ngừa và hạn chế bệnh sùi mào gà mọi người nên áp dụng các cách dưới đây:

- Cách tốt nhất là quan hệ tình dục chung thủy với một vợ, một chồng.

- Tiêm chủng vac-xin phòng ngừa HPV.

- Tránh quan hệ tình dục với những người mà bạn không biết rõ về tình trạng sức khỏe. Luôn sử dụng bao cao su đúng cách trong quan hệ tình dục. Mặc dù bao cao su không bảo vệ được 100% song đây là một phương pháp hiệu quả giảm nguy cơ mắc bệnh tình dục.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục rửa bằng xà phòng trước và sau khi quan hệ.

- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh.

- Khám và kiểm tra sớm nếu có những triệu chứng, biểu hiện nghi ngờ.

Vấn đề bệnh sùi mào gà có chữa được không đã được giải đáp chi tiết ở trong bài viết hy vọng đã giúp mọi người có thêm những kiến thức tham khảo hữu ích. Nếu còn điều gì chưa rõ bạn hãy liên hệ ngay hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí từ chuyên gia.

Xem thêm: Bệnh sùi mào gà có chữa được không? Cách chữa tốt nhất (Chuyên gia giải đáp)

Các tìm kiếm liên quan đến bệnh sùi mào gà có chữa được không

sùi mào gà có chữa tận gốc được không

bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không

đã có ai khỏi sùi mào gà chưa

tôi đã chữa khỏi sùi mào gà

bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không

bệnh sùi mào gà nhẹ

kinh nghiệm chữa sùi mào gà

bệnh sùi mào gà ở nam

Bác sĩ Lê Văn Minh

Trình độ chuyên môn: bác sỹ chuyên khoa I Nam học – Ngoại tiết niệu

- Tốt Nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1978.

- Có hơn 30 năm công tác trong quân đội.

- Trong suốt quá trình công tác, bác sỹ Lê Văn Minh đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý nam khoa, ngoại tiết niệu, hậu môn – trực tràng cho hàng triệu bệnh nhân.

- Năm 2010 đến nay: Bác sỹ Lê Văn Minh đã về công tác cho nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân trên địa bàn Hà Nội.

Sở Trường chuyên môn:

- Tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: Viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn,...

- Tư vấn và điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng: trĩ, áp xe hậu môn, polyp hậu môn, rò hậu môn,...

- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương,...

- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia,...

- Thực hiện các thủ thuật nam khoa – ngoại khoa.

Related Posts

Đăng ký nhận tin mới

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form