Sùi mào gà là gì? Dấu hiệu, con đường lây truyền và cách chữa tốt nhất

September 24, 2019
Sùi mào gà

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội phổ biến và nguy hiểm chủ yếu lây qua đường tình dục. Rất nhiều người mắc phải căn bệnh khó nói này nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sùi mào gà là gì, sùi mào gà lây qua đường nào, thời gian ủ bệnh của sùi mào gà và cách chữa sùi mào gà hiệu quả nhất.

Sùi mào gà là bệnh gì?

Theo wikipedia, sùi mào gà còn gọi là bệnh mồng gà hay mụn cóc sinh dục là một trong những bệnh xã hội thường lây truyền qua đường tình dục. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ do một do một loại virus có tên là HPV (Human papilloma virus).

Tổn thương cơ bản do virus này gây ra là các sẩn nhỏ màu hồng nhạt hoặc bề ngoài trông giống như súp lơ, ban đầu có thể chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim hoặc có thể tiến triển thành đám lớn.

Thời kỳ ủ bệnh sùi mào gà khá dài, có thể từ 2 tháng - 9 tháng sau khi quan hệ tình dục với người có mang mầm bệnh HPV. Đường lây truyền chủ yếu là: Tiếp xúc tình dục, dịch tiết hoặc tiếp xúc da. Biểu hiện bệnh lúc đầu là các u nhú màu hồng tươi, mềm, có chân hoặc có cuống, không đau và dễ chảy máu. Về sau, chúng có thể phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng.

Xem thêm: Sùi mào gà ở nữ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Dấu hiệu sùi mào gà ở nam và nữ để nhận biết

Để sớm phát hiện và điều trị bệnh sùi gà thì mọi người cần phải chú ý các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết sùi mào gà dưới đây.

Dấu hiệu sùi mào gà ở nam

- Xuất hiện các nốt sùi nhỏ, mềm hoặc các mụn nước, nhô cao như những nhú gai có đường kính từ 1 – 2mm, có chân hoặc có cuống, màu hồng nhạt, có hình đĩa bẹt hoặc hình tròn, bề mặt thô ráp, không gây ngứa, không gây đau.

- Về sau, những nốt này phát triển với nhau, mọc thành từng mảng lớn trông giống như mào gà hoặc súp lơ màu trắng hồng, bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nốt sùi có thể ấn ra mủ.

- Sau một thời gian, các nốt sùi này sẽ vỡ ra gây viêm loét, dễ chảy máu và gây đau đớn khi chạm vào.

- Bệnh sùi mào gà ở nam giới thường xuất hiện ở thân dương vật, dương vật, bao quy đầu, rãnh quy đầu, quy đầu, miệng sáo, lỗ niệu đạo, hậu môn.

- Nếu để lâu, các nốt sùi phát triển với kích thước lớn thường gây khó chịu, bất tiện cho phái mạnh. Trường hợp sùi mào gà kèm theo bệnh lậu, việc vệ sinh kém khiến các nốt sùi mào gà phát triển lớn, có màu đỏ tươi, tiết dịch mủ mùi hôi thối.

- Ngoài ra, trường hợp nam giới mắc bệnh sùi mào gà ở miệng còn xuất hiện nốt sùi ở môi, miệng, vòm họng, lưỡi. Nếu tiếp xúc với virus gây bệnh còn thấy xuất hiện những nốt sùi ở xung quanh hậu môn.

Dấu hiệu sùi mào gà ở nữ

- Ở nữ giới, sùi mào gà ở vùng kín thường xuất hiện ở môi lớn, môi nhỏ, bên trong âm đạo hoặc cổ tử cung.

- Sang giai đoạn phát bệnh, ở vùng kín của nữ giới xuất hiện những u nhú màu hồng nhạt, đầu nhọn, mềm, kích thước khoảng 2 – 3 mm. Sau đó, chúng sẽ nhanh chóng phát triển và liên kết với nhau thành từng mảng lớn, gây khó chịu cho người bệnh.

- Các nốt sùi mào gà này có thể đứng riêng lẻ một mình hoặc có thể đứng sát nhau, liên kết với nhau thành từng mảng.

- Bệnh sùi mào gà không gây ngứa ngáy hay khó chịu cho người bệnh nhưng ở một số trường hợp thì triệu chứng này có thể xuất hiện nhưng rất mờ nhạt.

- Khi bị sùi mào gà ở vùng kín, nữ giới sẽ có cảm giác ngứa và đau rát ở âm hộ và âm đạo khi quan hệ tình dục.

Xem thêm: Sùi mào gà ở nam: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Con đường lây truyền bệnh sùi mào gà

Dưới đây là những con đường lây truyền bệnh sùi mào gà mọi người nên chú ý để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

  • Lây truyền qua đường tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây bệnh sùi mào gà. Bệnh lây qua việc giao hợp nam nữ thông thường, ngoài ra quan hệ bằng miệng (oral sex), quan hệ qua hậu môn cũng làm lây nhiễm bệnh. Nhiều người cho rằng quan hệ bằng miệng sẽ không lo mắc bệnh sùi mào gà nhưng thực tế virus HPV có ở cả cơ quan sinh dục, máu, nước bọt, các dịch nhầy của người bệnh…

Vì vậy khi một người dùng miệng mình để kích thích cơ quan sinh dục của người bệnh hoặc ngược lại người bệnh dùng miệng để kích thích cơ quan sinh dục của mình cũng đều có nguy cơ lây nhiễm như nhau.

  • Lây truyền từ mẹ sang con

Bệnh sùi mào gà cũng lây từ mẹ sang con nếu như người phụ nữ bị nhiễm virut sùi mào gà trong thời kỳ mang thai. Đứa trẻ có thể mắc bệnh ngay từ khi trong bụng mẹ (thông qua cuống rốn, nước ối) hoặc lây truyền khi đã được sinh ra (trong khi người phụ nữ trở dạ tiếp đứa trẻ bị tiếp xúc với máu, dịch sản của mẹ hoặc do bú sữa mẹ sau này).

  • Lây truyền gián tiếp qua vết thương hở hoặc dùng chung đồ

- Virus sùi mào gà tồn tại trong dịch nhờn chảy ra từ các mụn sùi mào gà nên khi có sự tiếp xúc thân mật như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân (như bàn chải đánh răng, quần lót, tắm chung bồn…) hoặc vô tình cọ vùng da hở của mình vào các dịch này cũng làm lây nhiễm bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên trường hợp này thường khá hiếm gặp, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong số các ca lây nhiễm sùi mào gà.

Xem thêm: Sùi mào gà ở nữ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

Bệnh sùi mào gà rất nguy hiểm nếu không được điều trị. Dưới đây là những tác hại nguy hiểm nếu mắc bệnh sùi mào gà.

Đối với nữ giới:

Các nốt sùi ở vùng kín phát triển sẽ gây khó chịu khi đi lại. Bệnh có thể xuất huyết gây cảm giác đau tức, sưng phù tại các cơ quan sinh dục. Nếu không sớm chữa dứt điểm, bệnh có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà còn nguy hiểm hơn vì những tổn thương khi lan rộng sẽ phá hủy mô gây khó khăn cho việc sinh nở, thậm chí có nguy cơ sinh non, sảy thai. Ngoài ra, việc lây truyền cho thai nhi qua đường sinh thường là điều khó tránh khỏi.

Đối với nam giới:

Sùi mào gà có thể gây tắc nghẽn ống dẫn tinh, tắc ống niệu đạo dẫn đến vô sinh, ung thư dương vật, ung thư hậu môn nếu không sớm chữa trị hoặc chữa không tới nơi tới chốn.

Là một trong những căn bệnh xã hội gây ám ảnh nhất về mặt sức khỏe và tinh thần, sùi mào gà khiến người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, hoang mang, tự dằn vặt bản thân. Nhất là khi vợ hoặc chồng nhiễm bệnh, hai bên sẽ nghi ngờ lẫn nhau gây bất hòa trong gia đình, thậm chí dẫn tới sự đổ vỡ.

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà sau bao lâu thì phát bệnh?

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà bao lâu là thắc mắc của nhiều người. Sùi mào gà dễ lây truyền nhưng có thời gian ủ bệnh lâu nên người bệnh khó phát hiện sớm. Tùy vào thể trạng, sức đề kháng của mỗi người mà thời gian ủ bệnh của sùi mào gà là không giống nhau.

Thông thường, thời gian ủ bệnh là từ 2 tuần  đến 9 tháng. Cụ thể, có những trường hợp bệnh nhân xuất hiện các nốt sùi nhỏ màu hồng như mụn thịt khi tiếp xúc với virus HPV sau 2 tuần. Thế nhưng cũng có những trường hợp phải đến 8 – 9 tháng sau khi quan hệ tình dục không an toàn thì mới có những triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Theo các chuyên gia, những người thường vệ sinh cơ thể, nhất là vùng kín, có sức đề kháng tốt thì phải sau 9 tháng đến 1 năm mới phát bệnh. Còn người lười vệ sinh cá nhân, có hệ thống miễn dịch yếu, chế độ sinh hoạt không điều độ thì sẽ phát bệnh chỉ sau 1 – 2 tháng đầu.

Xem thêm: Cách chữa sùi mào gà hiệu quả không tái phát trong một lần điều trị

Bệnh sùi mào gà có ngứa không?

Mắc bệnh sùi mào gà có ngứa không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, bác sĩ chữa bệnh xã hội chia sẻ: “Các triệu chứng của sùi mào gà thường gây ngứa ngáy và khó chịu. Ở một số trường hợp, khu vực tổn thương còn có dấu hiệu sưng đỏ, nóng rát và vướng rất khó chịu”.

Có một số trường hợp xuất hiện những nốt sùi nhỏ nhưng lại chủ quan cho đó là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nhưng đây lạ chính là triệu chứng của bệnh. Thường sau khoảng thời gian từ 2 - 9 tháng ủ bệnh bạn sẽ thấy xuất hiện những nốt mụn sùi mào gà có màu hồng, bề mặt sần sùi, hơi mềm. Lúc đầu các nốt sùi mào gà thường gây ẩm ướt, có thể mọc riêng lẻ hoặc liên kết lại với nhau thành từng đám. Vì vậy không gây đau và ngứa, cho nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua làm cho kích thước mụn sùi ngày càng to hơn trước.

Tuy nhiên sùi mào gà thường xuất hiện ở các vùng da nhạy cảm nên cũng có khả năng gây ngứa. Nhưng cũng tùy vào từng trường hợp nếu bệnh nặng, các nốt sùi to và có thể bị vỡ gây chảy mủ. Người bệnh khi cảm thấy ngứa phản ứng đầu tiên là gãi vì vậy sẽ để lại các hậu quả sau:

- Tình trạng bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn, lỡ loét và viêm nhiễm ở những vùng da bị tổn thương.

- Virus sẽ có cơ hội mở rộng phạm vi gây bệnh, ảnh hưởng đến các vùng lân cận.

- Sùi mào gà có khả năng lây cho người khác nếu bạn vô tình chạm vào các vết thương hở đó.

- Dẫn đến khó khăn trong việc điều trị.

Qua đó có thể nhận biết được sùi mào gà có thể gây ngứa ở giai đoạn nặng, nhưng ở giai đoạn sớm vẫn có trường hợp bệnh gây ngứa rát nhẹ.

Mắc bệnh sùi mào gà chữa được không?

Bệnh sùi mào gà chữa được không, có điều trị dứt điểm bệnh được không? Nhiều người mắc bệnh thường do dự, e ngại, xấu hổ không đi khám và điều trị sùi mào gà.

Các chuyên gia da liễu cho biết đối với bệnh sùi mào gà nếu người bệnh không cảm thấy khó chịu thì có thể không cần điều trị; nếu người bệnh cảm thấy ngứa, rát, hoặc không tự tin thì nên đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên hiện nay chưa có thuốc điều trị triệt để căn bệnh này, và càng không thể tự khỏi nếu không điều trị.

Thuốc chữa bệnh sùi mào gà

Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà bạn có thể thoa trực tiếp lên da như:

  • Imiquimod (Aldara, Zyclara): Thuốc này tăng cường khả năng của hệ miễn dịch để chống lại sùi mào gà. Bạn lưu ý không quan hệ tình dục khi kem vẫn còn trên da vì có thể giảm chất lượng bao cao su và màng nhầy, gây kích ứng da của bạn tình. Một tác dụng phụ của thuốc là đỏ da. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm mụn nước, đau nhức cơ thể hoặc đau, ho, phát ban và mệt mỏi.
  • Podophyllin và podofilox (Condylox): Podophyllin là một loại nhựa thực vật phá hủy mô sùi mào gà. Bạn chỉ dùng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ. Podofilox chứa cùng một hợp chất hoạt tính với podophyllin, nhưng có thể sử dụng một cách an toàn ở nhà. Bác sĩ có thể quản lý lần đầu thoa thuốc podofilox và đề xuất các bước phòng ngừa để ngăn chặn thuốc kích ứng da xung quanh. Không bao giờ dùng podofilox cho khu vực bên trong bộ phận sinh dục. Ngoài ra, thuốc này không được khuyến cáo sử dụng trong khi mang thai. Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
  • Axit tricloaxetic (TCA): Loại hóa chất này đốt cháy sùi mào gà, được sử dụng cho mụn rộp bên trong bộ phận sinh dục. Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.
  • Sinecatechin (Veregen): Loại kem này được sử dụng để điều trị sùi mào gà ở ngoài, trong hoặc xung quanh vùng hậu môn. Tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ và có thể bao gồm đỏ da, ngứa hoặc rát và đau.

Phẫu thuật

Đối với các sùi mào gà lớn, không phản ứng với thuốc và có thể ảnh hưởng đến thai nhi khi bạn mang thai, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ chúng. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy): Liệu pháp này gây ra một vết rộp xung quanh các mụn rộp sinh dục. Khi làn da lành lại, các tổn thương sẽ bong ra và da mới sẽ thay thế chỗ tổn thương. Bạn có thể cần điều trị bằng liệu pháp áp lạnh với nitơ nhiều lần. Các tác dụng phụ chính bao gồm đau và sưng.
  • Đốt điện: Thủ thuật này đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện. Bạn có thể bị đau và sưng sau thủ thuật.
  • Điều trị bằng laser: Bác sĩ sử dụng một chùm ánh sáng cường độ cao để điều trị sùi mào gà. Phương pháp này thường tốn kém, nên chỉ được điều trị cho sùi mào da trên diện rộng và khó điều trị. Các tác dụng phụ có thể bao gồm sẹo và đau.
  • Liệu pháp quang động IRA: Là phương pháp dùng chất cảm quang đặc biệt chiếu xạ của nguồn sáng để kích hoạt phản ứng quang động nhằm loại bỏ các nốt sùi đã mọc và còn ẩn sâu dưới da, đồng thời ức chế sự phát triển của virus HPV mà không gây đau đớn, chảy máu, không tổn thương vùng xung quanh và không để lại sẹo xấu.

Chắc hẳn nội dung trong bài viết đã giúp mọi người hiểu rõ chi tiết về bệnh sùi mào gà. Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp hoặc cần tư vấn chữa trị bạn hãy liên hệ hotline 0243 9656 999 để được các chuyên gia trả lời.

Bác sĩ Lê Văn Minh

Trình độ chuyên môn: bác sỹ chuyên khoa I Nam học – Ngoại tiết niệu

- Tốt Nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1978.

- Có hơn 30 năm công tác trong quân đội.

- Trong suốt quá trình công tác, bác sỹ Lê Văn Minh đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý nam khoa, ngoại tiết niệu, hậu môn – trực tràng cho hàng triệu bệnh nhân.

- Năm 2010 đến nay: Bác sỹ Lê Văn Minh đã về công tác cho nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân trên địa bàn Hà Nội.

Sở Trường chuyên môn:

- Tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: Viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn,...

- Tư vấn và điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng: trĩ, áp xe hậu môn, polyp hậu môn, rò hậu môn,...

- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương,...

- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia,...

- Thực hiện các thủ thuật nam khoa – ngoại khoa.

Related Posts

Đăng ký nhận tin mới

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form