[Giải đáp] Phụ nữ bị sùi mào gà khi mang thai có lây truyền cho em bé không?

October 5, 2019
Sùi mào gà

Phụ nữ bị sùi mào gà khi mang thai có gây ảnh hưởng gì đến thai nhi không là mối quan tâm lo lắng của nhiều người bệnh. Sùi mào gà là căn bệnh xã hội nguy hiểm dễ lây truyền. Vậy sùi mào gà nguy hiểm như thế nào, điều trị sùi mào gà khi mang thai bằng cách nào an toàn thì hãy xem trong bài viết dưới đây.

Sùi mào gà khi mang thai là bệnh gì?

Sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến nhiều người mắc phải tuy nhiên không phải ai cũng biết đó là bệnh gì, nguyên nhân và dấu hiệu bệnh như thế nào.

Bệnh sùi mào gà do virus HPV (Human PapillomaVirus) gây ra, hay gặp nhất ở những người sinh hoạt tình dục sớm, ân ái bằng các động tác thô bạo gây tổn thương cơ quan sinh dục, có nhiều bạn tình, mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác, hút thuốc lá, dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch.

Khi xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc, virus khu trú ở tế bào cận đáy, ủ bệnh từ 1 đến 8 tháng, sau đó kích thích tăng sinh tế bào đáy dẫn đến sự hình thành những tổn thương ở biểu mô, hình dạng sùi lên như hoa súp lơ hay mào gà. Người có bộ phận sinh dục ẩm ướt, viêm âm hộ, âm đạo, suy giảm miễn dịch hoặc đi kèm bệnh hoa liễu khác dễ mắc hơn.

Sùi mào gà lây truyền qua đường tình dục và từ mẹ sang con:

- Đường tình dục: Nguy cơ lây bệnh tăng lên cùng với số lần và số bạn tình. Một nghiên cứu cho thấy, nếu có một bạn tình, tỷ lệ mắc bệnh là 17%; nhưng có 5 bạn tình thì con số này là 81%.

- Từ mẹ sang con: HPV có ở niêm dịch miệng, họng, đường hô hấp trên, đường tiêu hóa trên, dịch ối và đó là đường làm lan rộng sự lây nhiễm.

Phụ nữ mang thai bị sùi mào gà thường có những mụn nhỏ sần sùi ở tầng sinh môn, ở môi lớn hay mép sau âm hộ, không gây đau. Có trường hợp các nụ sùi mọc nhiều ở âm đạo, cổ tử cung nhưng không phát hiện được. Thai phụ thấy tự nhiên ra huyết. Hoặc khi tắm rửa, thai phụ cho tay vào âm đạo thấy sần sùi, chảy máu. Một số trường hợp sùi mào gà hợp thành đám lớn, có khi chiếm hết cả thành âm đạo hay cổ tử cung, gây chảy máu nhiều. Ở người có thai, có lẽ do sự giảm miễn dịch nên sùi mào gà phát triển nhanh hơn.

>>Xem thêm: Virus sùi mào gà sống bao lâu, có tồn tại ngoài môi trường được không?

Dấu hiệu nhận biết bị sùi mào gà khi mang thai

Sau thời gian ủ bệnh, sùi mào gà khởi phát phụ nữ mang thai sẽ có những triệu chứng bệnh dưới đây:

– Tại cơ quan sinh dục hoặc hậu môn, miệng sẽ xuất hiện những mụn sùi nhỏ, nhô cao như những nhú gai, có màu hồng nhạt, mềm, nhiều trường hợp xuất hiện tổn thương có hình ovan hoặc tròn.

– Nếu thai phụ bị sùi mào gà ở miệng thì sẽ có biểu hiện như vòm họng hay amidan xuất hiện những mảng màu đỏ hồng, trắng, người bệnh cảm thấy đau rát, sưng phồng, những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng thường thấy.

– Sau một thời gian, nếu kéo dài không điều trị thì những mụn này sẽ liên kết với nhau thành từng mảng lớn giống như mào gà hay hoa súp lơ, nếu chạm vào rất dễ bị vỡ ra và chảy dịch, chảy máu, có mùi hôi khó chịu.

– Những phụ nữ đang mang thai sức đề kháng rất yếu nên là đối tượng dễ mắc bệnh. Do đó, nếu bị sùi mào gà thì những tổn thương sẽ có triệu chứng rất nghiêm trọng, nên nhiều thai phụ không chịu nổi đã bị sốt cao, nổi bạch huyết.

Bị sùi mào gà khi mang thai có lây truyền cho em bé không?

Phụ nữ bị sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không, có bị lây truyền cho em bé không? Theo các chuyên gia bác sĩ da liễu, phụ nữ khi mang thai mắc bệnh sùi mào gà có thể gặp những biến chứng nguy hiểm dưới đây:

Đối với thai phụ:

– Khi mắc sùi mào gà, thai phụ sẽ cảm thấy bộ phận sinh dục của mình luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy, đau rát, khó chịu, nhiều lúc còn bốc mùi hôi,… Chính vì vậy đã gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm cho chị em cảm thấy mất tự tin, ngại tiếp xúc với người khác.

– Lúc mang thai sức đề kháng của chị em rất kém, nếu bị sùi mào gà thì vết thương sẽ phát triển ngày càng nặng hơn, dẫn đến bội nhiễm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ.

– Nhiều chị em mang thai tính tình hay thay đổi, cộng với mắc phải căn bệnh này, do đó sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, lo lắng, căng thẳng, stress, trầm cảm, từ đó ảnh hưởng đến tâm lý và thai nhi.

– Nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn

– Nếu không can thiệp kịp thời thai phụ có thể bị sảy thai hoặc sinh non.

– Chảy máu khó cầm gây nguy hiếm đến tính mạng.

Đối với thai nhi:

– Phụ nữ mang thai mắc sùi mào gà có thể lây bệnh cho trẻ qua sinh thường. Khi sinh ra, trẻ sẽ bị sùi mào gà bẩm sinh và mắc các bệnh về da, hô hấp, mắt, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, chị em nên sinh mổ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

– Những trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh thì phải được kiểm tra và theo dõi kỹ lưỡng sau sinh. Bệnh có thể gây ra các biến chứng cho trẻ như viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính dẫn đến tử vong.

>>Xem thêm: Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa virus gây bệnh

Điều trị sùi mào gà khi mang thai an toàn hiệu quả nhất

Sùi mào gà là bệnh khó điều trị, dễ tái phát bệnh. Đặc biết đối với phụ nữ bị mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai thì việc điều trị bằng bất cứ phương pháp nào cũng đều phải có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Chữa sùi mào gà bằng dung dịch Trichloactic

Đối với các tổn thương sùi mào gà ở âm hộ, âm đạo có thể chấm dung dịch Trichloactic acid, chấm đến khi nốt sùi chuyển màu trắng là được. Không nên chấm dung dịch Trichloactic acid lên những nốt sùi ở cổ tử cung hay trong lỗ hậu môn, vì không kiểm soát được mức độ tổn thương loét niêm mạc do thuốc mà chọn giải pháp đốt laser CO2 hay đốt điện sẽ kiểm soát được vấn đề này trong điều trị.

  • Chữa sùi mào gà bằng thuốc bôi

Dùng dung dịch Podophyllotoxine 20-25% bôi lên những nốt sùi nhỏ lẻ ở âm hộ, chú ý bôi thuốc từ 1-3 giờ phải rửa sạch để đề phòng loét xuống phần da lành, mỗi tuần bôi 3 4 lần. Thuốc này không được bôi vào những nốt sùi ở trong cổ tử cung hay vết thường hở hoặc bên trong hậu môn. Đối với phụ nữ mang thai, trường hợp tổn thương nhiều ở âm hộ, âm đạo rất nguy hiểm vì những đám sùi sẽ chảy máu khó cầm khi sinh đẻ hoặc khi thai nhi lọt qua âm đạo sẽ bị lây nhiễm.

  • Điều trị sùi mào gà bằng đốt laser hoặc đốt điện

Đốt các nụ sùi bằng laser CO2 hay đốt điện là phương pháp truyền thống được nhiều cơ sở áp dụng thực hiện. Tuy nhiên các cách này chỉ loại bỏ được các nốt sùi chứ không tiêu diệt được virus, sau đó bệnh dễ phát triển trở lại. Vì vậy vẫn phải tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi hết hẳn, cần nhớ rằng do thời gian ủ bệnh của virus dài, sau 8 tháng hết thời gian ủ bệnh mới xác định bệnh khỏi hẳn.

  • Liệu pháp quang động IRA

Phương pháp này sử dụng ứng dụng chuyển hóa quang năng cục bộ, thông qua nguồn ánh sáng chiếu xạ, nhanh chóng phát ra phản ứng quang động, đồng thời sản sinh và giải phóng ra một số lượng lớn oxygen tác động trực tiếp vào trong tổ chức bệnh, nhằm ức chế và tiêu diệt sự phát triển của virus sùi mào gà.

Ưu điểm của liệu pháp quang động IRA là: Không gây đau đớn nhiều, hạn chế chảy máu, không ảnh hưởng đến các vùng lân cận, an toàn tuyệt đối cho người bệnh, không kháng thuốc, hạn chế bệnh tái phát, thời gian điều trị nhanh, người bệnh nhanh hồi phục sau một liệu trình điều trị.

Nội dung trong bài viết đã giải đáp chi tiết về bệnh sùi mào gà khi mang thai ở phụ nữ được tổng hợp từ nguồn thông tin uy tín. Hy vọng mọi người đã có thêm những kiến thức tham khảo hữu ích và cần thiết.

Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh sùi mào gà hãy các bệnh xã hội, phụ khoa khác bạn hãy gọi đến hotline 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.

>>Xem thêm: Bệnh sùi mào gà có tự khỏi được không? Đã có ai khỏi bệnh chưa?

Các tìm kiếm liên quan đến sùi mào gà khi mang thai

sùi mào gà khi mang thai webtretho

thuốc bôi sùi mào gà cho phụ nữ mang thai

bầu 8 tháng bị sùi mào gà

bị sùi mào gà có mang thai được không

từng bị sùi mào gà có sinh thường được không

đã khỏi sùi mào gà có nên sinh thường

sùi mào gà ở nữ

đã có ai khỏi sùi mào gà chưa

Bác sĩ Lê Văn Minh

Trình độ chuyên môn: bác sỹ chuyên khoa I Nam học – Ngoại tiết niệu

- Tốt Nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1978.

- Có hơn 30 năm công tác trong quân đội.

- Trong suốt quá trình công tác, bác sỹ Lê Văn Minh đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực thăm khám, tư vấn và điều trị các bệnh lý nam khoa, ngoại tiết niệu, hậu môn – trực tràng cho hàng triệu bệnh nhân.

- Năm 2010 đến nay: Bác sỹ Lê Văn Minh đã về công tác cho nhiều bệnh viện, phòng khám tư nhân trên địa bàn Hà Nội.

Sở Trường chuyên môn:

- Tư vấn và khám chữa bệnh nam khoa – tiết niệu: Viêm nhiễm đường sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn,...

- Tư vấn và điều trị các bệnh hậu môn – trực tràng: trĩ, áp xe hậu môn, polyp hậu môn, rò hậu môn,...

- Tư vấn và điều trị rối loạn chức năng sinh lý: xuất tinh sớm, liệt dương,...

- Tư vấn và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nam giới: lậu, sùi mào gà, giang mai, chlamydia,...

- Thực hiện các thủ thuật nam khoa – ngoại khoa.

Related Posts

Đăng ký nhận tin mới

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form